Quảng cáo cho VPBank

Quảng cáo cho VPBank

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Chương trình sinh hoạt tập thể nhân 27/7/2013

CLB HNPN thành lập đã hơn nửa năm, anh em đã cùng chung lưng đấu cật với nhau trên các sân cỏ. Nhưng... chúng ta chưa có dịp giao lưu các gia đình thành viên. Vì thế, ban lãnh đạo CLB HNPN quyết định: Tổ chức chuyến đi chơi xa Tp vào dịp 27/7 năm nay.
Thời gian: 2 ngày 27 và 28/7/2013.
Địa điểm: Khu du lịch Lagi (Ninh Thuận) của đồng nghiệp Dũng S (CLB Thăng Long Đa Quốc).

1. Chương trình cụ thể:
* Ngày 27/7: 
- 7.00: xuất phát tại sân vận động QK7. (Cá nhân tự lo ăn sáng).
Đi theo đường ven biển qua Bà Rịa, Bình Châu, Lagi.
- 11.30: nhận phòng, ăn trưa. Nghỉ trưa.
- 16.00: thi đấu giao hữu với Lão tướng Lagi.
- 18.30: Cơm chiều, liên hoan với đội bạn. (Có tổ chức lửa trại với các món hải sản nướng).
* Ngày 28/7:
- Thăm Miếu Thầy Thím (1 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng), đi chợ và Cảng cá Lagi. Có nhiều hải sản ngon: mực 1 nắng, chim sẻ... rẻ và ngon có thể đặt mua.
- 11.00: ăn trưa.
- 14.00: Hành quân ra về.
- 16.30: tới Tp.

2. Dự kiến chi phí:
- Thành viên CLB: 500.000đ/người.
- Người nhà: 300.000đ/người.
- CLB sẽ trích từ quỹ 10.000.000đ: thuê xe 50 chỗ máy lạnh đi và về (400km) cùng các chi phí phát sinh. 
- Toàn bộ phần tiền phòng (14 phòng đôi) do anh Dũng S tài trợ 100%.

3. Tổ chức: 
- Các thành viên căn cứ chương trình, bàn bạc với gia đình và đăng kí số lượng với CLB.
- Đóng kính phí trước ngày 13/7/2013.


4 nhận xét:

bsthang nói...

Dinh Thầy Thím
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dinh Thầy Thím là một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Việt Nam ở tỉnh Bình Thuận, tọa lạc tại xã Tân Hải, thị xã La Gi, cách trung tâm thị xã La Gi 12 km về hướng Đông Bắc, thành phố Phan Thiết 70 km về hướng Đông Nam.
Mục lục [ẩn]
1 Kiến trúc
2 Truyền thuyết
3 Lễ hội
4 Chú thích
5 Liên kết ngoài
Kiến trúc[sửa]

Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình: chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” có nghĩa là kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ và các trang trí nội thất của Dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình.
Truyền thuyết[sửa]

Một đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn (theo một tài liệu khác là làng Trà Luông, huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam có phép thuật cao cường, giàu lòng nhân ái. Vì thương làng mình không có đình, ông đã làm phép dời trộm nguyên một ngôi đình từ làng bên cạnh qua làng mình. Chính vì tội trộm đình mà ông bị vua phạt xử treo cổ. Tuy nhiên, khi bị xử, ông cầm tấm lụa đào múa thì tấm lụa bỗng biến thành con rồng, đưa vợ chồng ông đến vùng đất Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi), tỉnh Bình Thuận). Ở đây, ông làm nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân làng gọi vợ chồng ông cách thân mật là “Thầy" và "Thím”. Khi hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy. Vào năm Thành Thái thứ 18, nhà vua đã xóa án và sắc phong Thầy-Thím: “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương, Tôn Thần”. Làng Tam Tân xem Thầy Thím như Thành hoàng của mình và lập Dinh thờ có tên là Dinh Thầy Thím.
Lễ hội[sửa]

Lễ hội được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng gồm các tiết mục múa hát, cúng kiến cầu may, cúng bái. Số lượng khách đến cúng ngày càng nhiều.

TranKienQuoc nói...

Cảm ơn sự nhiệt tình và rất tâm huyết của BS. Anh em ta phần lớn chỉ thích đọc chùa. Đọc xong phải góp ý như BS Thắng ấy.

bsthang nói...

Cuối tuần ở La Gi

Bài và ảnh: Đoàn Xá
Thứ Tư, 26/6/2013, 09:55 (GMT+7)










Biển La Gi, xa xa là hải đăng Kê Gà.
(TBKTSG Online) - Những bãi cát dài hoang hoải, mềm mại dài lê thê uốn lượn như cái eo thon của người con gái Chăm e ấp sau tấm khăn choàng dường như càng tôn thêm vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất duyên hải nhiều truyền thuyết này. Nhưng, La Gi (Bình Thuận) không chỉ có biển mà còn có núi, có rừng, có sông... cùng những đồi cát mênh mông gắn liền nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc đã sinh sống hàng ngàn năm nơi đây.

Đặc biệt, những tuyến đường đã kéo La Gi xích lại gần những thành phố trung tâm khiến cho bạn có thể dễ dàng đến với nó vào mỗi dịp cuối tuần, như một chốn nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày dài làm việc mệt mỏi.


Người dân La Gi sống nhờ ngề biển bao năm nay.
Bây giờ, người ta đến La Gi thật dễ dàng và thuận lợi biết bao; bởi từ thành phố Vũng Tàu, không quá 1 giờ đồng hồ chạy xe là đã tới La Gi. Còn từ Biên Hòa, Sài Gòn, Thủ Dầu Một… muốn tới La Gi cũng chẳng khó khăn hơn là bao khi phải vượt qua quãng đường vỏn vẹn khoảng 150 cây số. Thế nên, ngoài những du khách thường xuyên từ Phan Thiết xuống, La Gi mùa này có thêm nhiều vị khách ở Biên Hòa, Sài Gòn, Vũng Tàu muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà bí ẩn của vùng đất này.

Khi người ta đã chán chê với vẻ đẹp lộng lẫy đầy khách sạn, resort cao cấp ở bãi biển Vũng Tàu cũng như Phan Thiết thì có lẽ, La Gi là điểm đến lý tưởng nhất cho những ai muốn nằm dài trên bãi cát hoang vu, ngắm những con sóng êm đềm như từ tiền kiếp ngàn năm vỗ về mơn man bởi ở đây, dường như tất cả vẫn còn nguyên vẹn như từ thủa hồng hoang để cho bạn khám phá. Ở đó, ngoài cát ở bãi biển, trên đồi hoang, bạn có thể đến thăm ngọn hải đăng Kê Gà, một trong những công trình độc đáo được người Pháp xây dựng hơn 100 năm nay vẫn còn có ý đặc biệt quan trọng với ngư dân trong mỗi lần ra khơi, cập cảng.


Chợ cá La Gi.
Sau những giây phút thoải mái với thiên nhiên, chợ cá của ngư dân La Gi họp ngay trên bãi biển với những hải sản tươi ngon sẽ khiến bạn ngỡ ngàng bởi giá cả rất rẻ. Từ cá thu, mực ống cho tới cua, ghẹ… đều được bày bán ngay trên bãi cát, sau khi ghe vừa về bến. Có thể nói, đó chính là món quà không thể ý nghĩa hơn mà mẹ biển ngàn năm hào phóng đã ban tặng cho mọi người khi đặt chân tới với mảnh đất nhìn xa như chiếc lưỡi cày nhô ra phía biển này.

bsthang nói...

Nhưng sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến La Gi mà chỉ ngắm biển và thỏa thuê cùng những con sóng đẹp mê hồn bởi thị xã vẫn còn rất nhiều nơi kỳ thú cuốn hút lòng người. Đó là dinh Thầy Thím, một trong những địa điểm du lịch được đông đảo du khách và người dân trong vùng viếng thăm từ trước khi nơi đây được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia (năm 1997).

Chuyện kể rằng, hơn trăm năm trước, thời vua Tự Đức trị vì, có một đôi vợ chồng bị án oan, phải xử trảm mà chết ở đây nên thần linh cảm động, chim muông, thú rừng cũng rơi nước mắt trước nấm mộ của hai người. Thế nên, dân cư quanh vùng bèn làm lễ cúng, lập mộ cho hai oan hồn bạc mệnh; sau đó hàng năm thành lệ, vào ngày tiết thanh minh và tháng Bảy (lễ cúng Thầy) rất đông dân chúng đến cúng lễ. Người địa phương kể rằng, xa xưa, có đôi “hắc hổ, bạch hổ” ở rừng sâu thường về nằm thủ phục trước nấm mộ vợ chồng nọ.


Dinh Thầy Thím.
Nghe chuyện, vua Tự Đức bèn lật lại vụ án cũ và giải oan cho hai người đồng thời dựng lên một khu dinh to lớn như ngày nay. Có thể nói, sau quãng đường dài khá vất vả men theo quốc lộ 55B dọc chiều dài bờ biển Nam Trung bộ từ địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua, được hòa mình trong màu xanh bát ngát của những cây cổ trăm tuổi thụ rừng Bàu Cát và thành tâm thắp mấy nén hương trước dinh Thầy, dinh Thím tôi bỗng thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm lạ thường. Đấy mới chính là điều mà những người đến đây - như tôi - cảm nhận được rõ ràng nhất. Thế nên, cũng như rất nhiều những khu di tích khác của người Chăm, dinh Thầy Thím chính là nơi để những người Chăm xa quê hành hương tìm lại cội nguồn.

Chỉ mấy ngày cuối tuần để đến đây tận hưởng và thỏa thuê cùng cảnh đẹp, con người La Gi nhưng chắc chắn, ấn tượng về vùng đất này khi chia trong lòng bạn không chỉ có thế bởi ở đây còn có một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng vô cùng thiêng liêng và huyền hoặc của những cư dân Chăm mà có lẽ, nó đủ sức cuốn hút bất cứ ai muốn khám phá, kiếm tìm.